Cái tôi quá lớn là gì? Hậu quả của cái tôi quá lớn trong công việc

Mỗi người đều có phong cách làm việc riêng, chính vì thế chúng ta cần biết cư xử sao cho hoà hợp với đồng nghiệp, cấp trên nhưng không làm ảnh hưởng lợi ích của đôi bên. Trong nhiều trường hợp, nhân viên có cái tôi quá lớn khiến cho công việc cũng như bầu không khí làm việc trở nên tiêu cực. Vậy cái tôi quá lớn là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Cái tôi là gì? Cái tôi quá lớn là gì?

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu cái tôi là gì. Nói một cách đơn giản, cái tôi là cách bạn tin mình là ai và giá trị của con người mình. Mỗi người chúng ta đều có cái tôi riêng, nó giúp ta kiểm soát, phán đoán, xử lý và ghi nhớ thông tin, hành động của bản thân. Cái tôi được hình thành dựa trên nhiều yếu tố như quá khứ, trải nghiệm, kinh nghiệm, niềm tin hay tính cách…

Khi một người nào đó có cái tôi quá lớn, nghĩa là họ nghĩ rằng bản thân mình quan trọng và có giá trị rất lớn. Cái tôi quá lớn còn khiến cá nhân thể hiện bản thân là người ích kỷ và tự luyến. Họ tin rằng thế giới nên xoay quanh họ và họ xứng đáng dành được nhiều đặc quyền tốt nhất. Vì thế, họ thường đặt nhu cầu của mình lên trên người khác.

Ngoài ra, cái tôi quá lớn còn có ở những người khép kín và thận trọng quá mức. Những người này tránh để mọi người đến quá gần vì họ sợ rằng người khác sẽ nhìn ra con người thật của họ. Xu hướng này vượt quá sự bảo vệ bản thân.

Hậu quả của cái tôi quá lớn trong công việc

Cái tôi quá lớn không chỉ gây trở ngại cho công việc đội nhóm mà còn cho chính bản thân người lao động về tính hoà nhập và cả sự thăng tiến trong môi trường làm việc.

1.   Khả năng làm việc nhóm kém

Hậu quả đầu tiên cũng như dễ nhận ra nhất đối với các cá nhân có cái tôi quá lớn chính là gặp nhiều khó khăn khi cần làm việc với người khác. Người có cái tôi lớn thường không thích lắng nghe ý kiến của người khác, đặc biệt là khi ý kiến của mình được đóng góp cần phải thay đổi. Họ từ chối lắng nghe phản hồi hoặc luôn ưu tiên ý kiến của bản thân hơn là của đội nhóm, cảm thấy khó chịu khi ý tưởng của mình không được sử dụng. Họ mạnh mẽ bảo vệ ý kiến của mình một cách bảo thủ. Việc này dễ dẫn để cản trở tinh thần đoàn kết của đội nhóm và tạo nên bầu không khí chia rẽ.

2.   Xung đột và căng thẳng

Cái tôi quá lớn có thể góp phần gây ra xung đột và căng thẳng giữa cá nhân và đồng nghiệp, cấp trên tại nơi làm việc. Như đã đề cập ở trên, người có cái tôi lớn thường bác bỏ và không thích nghe ý kiến của người khác. Điều này thúc đẩy họ tham gia vào các cuộc đấu tranh giành quyền lực hoặc tạo ra những tranh chấp không cần thiết. Từ đó, môi trường làm việc chung trở nên căng thẳng, không còn được vui vẻ, hài hoà.

3.   Làm việc thiếu trách nhiệm

Cái tôi quá lớn cũng khiến cho cá nhân khó chấp nhận được bản thân mình phạm lỗi sai và chịu trách nhiệm cho những sai sót của mình. Điều này sẽ dẫn đến thái độ làm việc thiếu trách nhiệm, có xu hướng đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác. Và khi các vấn đề không được giải quyết triệt để, công việc sẽ bị ảnh hưởng và bản thân họ cũng bỏ lỡ các cơ hội học hỏi.

4.   Năng suất làm việc giảm

Việc cá nhân quá tập trung vào lợi ích của bản thân có thể dẫn đến tình trạng giảm các mục tiêu và sự cố gắng trong công việc. Đây giải thích lý do vì sao những người có cái tôi lớn có năng suất làm việc không cao. Công việc chung cũng bị ảnh hưởng do thiếu sự hợp tác và gắn kết với đội nhóm.

5.   Khả năng lãnh đạo yếu kém

Đối với những nhà lãnh đạo, việc sở hữu cái tôi quá lớn sẽ khiến họ gặp nhiều khó khăn. Họ có thể ưu tiên lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến đội nhóm, họ chống lại những lời góp ý mang tính xây dựng của nhân viên, từ đó họ cũng mất đi khả năng truyền cảm hứng làm việc và cố vấn hiệu quả cho đội nhóm của mình.

Cách làm việc với người có cái tôi quá lớn là gì?

Cái tôi được hình thành theo thời gian và từ bản chất của mỗi người. Chính vì thế, chúng không dễ dàng để thay đổi. Nếu bạn gặp những cá nhân có cái tôi quá lớn trong môi trường làm việc của mình thì sau đây là một số lời khuyên mà bạn nên tham khảo:

Hãy lắng nghe tích cực: Khi giao tiếp với những người có cái tôi lớn, hãy lắng nghe cẩn thận những gì họ nói, nhìn nhận quan điểm của họ dù cho họ có đang nói về thành tích của bản thân. Điều này giúp cho bạn biết nên hồi đáp họ như thế nào cho khôn ngoan, việc thôi thúc ngắt lời họ chỉ khiến cho không khí của cuộc hội thoại trở nên gượng hơn.

Đưa ra phản hồi mang tính xây dựng: Khi đưa ra phản hồi hoặc đề xuất các giải pháp thay thế, hãy biến lời nói của bạn thành những câu nói mang tính xây dựng, thay vì là chỉ trích và gạt bỏ. Nếu có thể, hãy thể hiện rằng bạn muốn xây dựng ý tưởng của họ trở nên tốt hơn.

Quyết đoán nhưng tôn trọng: Nhiều khả năng người có cái tôi quá lớn sẽ không đồng tình với ý kiến của bạn Những lúc này, hãy bảo vệ bản thân và ý tưởng của mình một cách lịch sự và tôn trọng. Hãy bình tĩnh giải thích lý do và đưa ra bằng chứng để hỗ trợ cho quan điểm của bạn.

Posted in 0