bookmark_borderKỹ năng trả lời phỏng vấn như thế nào để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng

Việc trải qua một buổi phỏng vấn xin việc chắc chắn luôn là nỗi áp lực tinh thần rất lớn đối với hầu hết các bạn sinh viên mới ra trường khiến các bạn cảm thấy thiếu tự tin hơn khi trả lời các câu hỏi.Tuy nhiên, nếu bạn dành thời gian để rèn luyện những kỹ năng trả lời phỏng vấn một cách nghiêm túc, nó sẽ giúp bạn thể hiện phần trình bày của mình với nhà tuyển dụng một cách tốt nhất.

Ngoài yếu tố về mặt bằng cấp, kinh nghiệm làm việc chuyên môn thì nhà tuyển dụng còn căn cứ vào thái độ và cách ứng xử của bạn trước những câu hỏi mà họ đặt ra để đánh giá năng lực làm việc của bạn. Chính vì thế, nếu bạn quá tự tin rằng những bằng cấp xuất sắc của mình có thể khiến bạn trở thành ứng cử viên ưu tú so với những người còn lại thì có lẽ bạn sẽ bị đánh giá thấp ngay từ vòng phỏng vấn đầu tiên. Do đó, ngay từ trước khi cuộc phỏng vấn diễn ra bạn nên chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng trả lời phỏng vấn như thế nào là hiệu quả nhất nhé!

1. Sự tự tin luôn là điều cần thiết

Dường như mọi người đều cảm thấy rằng, việc phải đối mặt với rất nhiều nhà tuyển dụng trong một buổi phỏng vấn là điều khiến họ cảm thấy lo lắng và giảm đi sự tự tin hơn bình thường. Đó cũng là tâm lý chung của hầu hết những sinh viên mới ra trường khi đặt chân vào phòng phỏng vấn xin việc. Điều đó sẽ góp phần trực tiếp tác động lớn đến suy nghĩ cũng như cách trả lời phỏng vấn của bạn. Vậy làm thế nào để bạn có thể hạn chế được những điều đó?

Có nhiều cách để giúp bạn có được sự tự tin khi tham dự một buổi phỏng vấn tuy nhiên cách đơn giản nhất mà chúng tôi muốn đưa ra như một lời khuyên hữu ích dành cho bạn đó chính là “hãy là chính bạn là được”. Bởi vì, chúng ta luôn mang một suy nghĩ gò bó giữa khoảng cách của nhà tuyển dụng với một ứng viên dự tuyển, cho nên những câu trả lời mà bạn đưa ra sẽ là câu trả lời theo khuôn mẫu, lý thuyết chưa mang tính thuyết phục cao và khiến bạn bộc lộ nhiều khuyết điểm làm giảm độ tự tin. Cho nên, bạn hãy xóa bỏ suy nghĩ đó và trả lời một cách chân thật và thẳng thắn theo những gì bạn nghĩ, điều đó sẽ giúp bạn xóa bỏ sự căng thẳng và lấy lại sự tự tin nhất.

2. Đừng quên sử dụng ngôn ngữ hình thể

Ngôn ngữ hình thể cũng quan trọng không kém với ngôn ngữ lời nói đóng vai trò quan trong trong buổi phỏng vấn xin việc. Sau đây là một số bí kíp nho nhỏ giúp bạn tránh những lỗi cơ bản về ngôn ngữ hình thể để thể hiện phần trình bày của mình một cách tốt nhất như sau:

Thứ nhất, hãy nở một nụ cười thật tươi với một tinh thần lạc quan nhất có thể, hầu như mọi người đều cảm thấy thiện cảm hơn với những nụ cười mở đầu trong các buổi trò chuyện. Thứ hai, giữ thái độ trả lời nghiêm túc, lắng nghe câu hỏi một cách rõ ràng và trước khi trả lời nên lặp lại câu hỏi của nhà tuyển dụng lần nữa để ghi điểm với họ. Thứ ba, bạn nên ngồi thẳng lưng, hai tay để chồng lên nhau, mắt hướng về phía nhà tuyển dụng, không liên tục ngó nghiêng, liếc nhìn xung quanh, không xem đồng hồ thường xuyên bởi vì điều đó thể hiện bạn đang cảm thấy lo sợ hay chán nản với cuộc phỏng vấn này.

3. Luôn luôn khiêm tốn

Sự khiêm tốn luôn là điều cần thiết trong cuộc sống nhất là trong lúc trả lời phỏng vấn xin việc. Nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao những ai luôn tâng bốc quá mức những thành tích mà bạn có trong quá trình đi học hay làm việc trước đó. Điều đó không hề thể hiện bạn là một người phù hợp với vị trí công việc đang ứng tuyển, khiêm tốn một chút không đồng nghĩa là hạ thấp bản thân, mà khiêm tốn ở đây chính là không tự cao quá mức với những gì mình có, hãy thể hiện mình là ứng cử viên phù hợp hơn là một người quá tài giỏi bạn nhé!

4. Đừng quá thụ động chờ đợi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi

Thông thường, khi gần kết thúc buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn rằng “bạn có muốn đặt câu hỏi gì cho họ hay không”, nếu bạn trả lời rằng “không” thì cũng không sao, tuy nhiên nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao sự chủ động của bạn trong buổi phỏng vấn này.

Nếu được hãy đặt câu hỏi ngược lại cho họ ví dụ như: “Công ty có định hướng như thế nào về sự phát triển của nhân viên trong quá trình làm việc?; Nhân viên khi được làm việc với công ty sẽ được có chế độ bảo hiểm như thế nào?…”

Hãy tích cực đặt những câu hỏi về những điều bạn thắc mắc cho nhà tuyển dụng, điều đó sẽ giúp bạn ghi điểm nhiều hơn và nắm được thế chủ động hơn trong cuộc nói chuyện so với việc im lặng và chỉ biết trả lời câu hỏi.

Hy vọng rằng, với một số gợi ý cơ bản của chúng tôi về các kỹ năng trả lời phỏng vấn sẽ giúp bạn có được một cuộc trò chuyện cởi mở và thành công với nhà tuyển dụng trong các buổi phỏng vấn sắp tới bạn nhé!

Chúc bạn có được một cuộc phỏng vấn thành công và đầy hứa hẹn!

bookmark_borderTại sao nhà tuyển dụng không hồi âm?

Nhận được phản hồi của nhà tuyển dụng là điều mà các ứng viên mong chờ nhất sau mỗi buổi phỏng vấn. Thực tế, không phải lúc nào bạn cũng nhận được những hồi âm sớm mà thay vào đó là phải chờ đợi khá lâu mà nhận được kết quả. Vậy trong những trường hợp này ứng viên cần làm gì? Tại sao nhà tuyển dụng lại không có bất kỳ những phản hồi nào sau buổi phỏng vấn?

Tại sao nhà tuyển dụng không hồi âm?

Bạn không phù hợp với công việc

Lý do đầu tiên mà bạn không nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng đó là bạn đã bị “đánh rớt” vì không phù hợp với vị trí công việc. Thông thường, vì mỗi đợt phỏng vấn thường có rất nhiều ứng viên, nên họ sẽ không có nhiều thời gian để trả lời kết quả cho mỗi người, thay vào đó người phỏng vấn chỉ hồi âm lại cho những bạn đã được chọn.

Họ cần cân nhắc kỹ lưỡng

Tại một số những công ty lớn, có môi trường làm việc tốt, họ chỉ tuyển một vị trí nhưng có đến hàng trăm hồ sơ nộp vào. Do đó, mỗi đợt phỏng vấn sẽ có rất nhiều ứng viên, nên việc cân nhắc để chọn ra những bạn có tố chất phù hợp với công việc đòi hỏi một khoảng thời gian khá lâu. Nhà tuyển dụng phải lựa chọn một cách kỹ lưỡng để tìm ra được một người phù hợp nhất, nếu rơi vào trường hợp này thì bạn phải kiên nhẫn chờ đợi.

Bên cạnh đó, trong quá trình phỏng vấn thì công ty cũng cần thời gian chuẩn bị hồ sơ nhận việc, phòng ban làm việc cho ứng viên hoặc cơ sở vật chất để giúp nhân viên mới có một môi trường làm việc tốt nhất.

Họ quá bận rộn

Bên cạnh tổ chức các buổi phỏng vấn và gửi kết quả cho ứng viên, nhà tuyển dụng còn đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau liên quan đến nhân sự, vì thế họ thường rất bận rộn với lịch trình làm việc dày đặc. Do đó, rủi ro họ quên phản hồi lại cho những ứng viên sau buổi phỏng vấn là khá cao.

Ứng viên cần làm gì khi nhà tuyển dụng không hồi âm?

Liên hệ và hỏi về kết quả

Khi gặp phải trường hợp nhà tuyển dụng “bỏ quên” ứng viên, bạn có thể gửi cho họ một email lịch sự và chuyên nghiệp để hỏi về kết quả của mình. Một email hỏi thăm kết quả rõ ràng và trang trọng, giúp người phỏng vấn cảm thấy hài lòng và vui vẻ phản hồi lại email cho bạn.

Tiêu đề email nên lưu ý ghi đầy đủ thông tin: họ tên, ngày giờ phỏng vấn, vị trí phỏng vấn…giúp công ty nhớ và tìm lại hồ sơ của ứng viên một cách dễ dàng. Hơn thế nữa, trong bất kỳ trường hợp nào, bạn cũng nên thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng đối với nhà tuyển dụng.

Tìm hiểu lý do và khắc phục

Khi ứng viên bị loại đồng nghĩa với việc bạn đã có một buổi phỏng vấn không tốt hoặc trình độ và kỹ năng của bạn không đáp ứng được nhu cầu vị trí công việc. Cho dù, là vì lý do gì thì mỗi ứng viên cũng cần xem xét lại những nguyên nhân khiến bạn bị “trượt” phỏng vấn, chẳng hạn: do mình thiếu tự tin, CV chưa đủ thuyết phục hoặc thiếu các kỹ năng mềm… Qua đó, bạn cần có kế hoạch cải thiện và chuẩn bị tốt cho những cơ hội phỏng vấn tiếp theo.

Gửi một lá thư cảm ơn

Việc gửi một lá thư cảm ơn cũng là cách giúp nhà tuyển dụng không quên bạn sau khi phỏng vấn. Một lá thư cảm ơn với nội dung trang trọng và chuyên nghiệp, giúp bạn sẽ “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng ngay lập tức. Ngoài việc, thể hiện được sự biết ơn, tôn trọng công ty, lá thư cảm ơn từ bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy hài lòng và sẽ không bao giờ quên phản hồi cho bạn khi có kết quả phỏng vấn. Bên cạnh đó, nếu bạn không phù hợp với vị trí công việc hiện tại thì nhà tuyển dụng có thể trao cơ hội làm việc cho bạn ở những lần sau.

Nếu chẳng may bạn không nhận được bất kỳ những phản hồi nào của nhà tuyển dụng thì bạn đừng quá lo lắng, hãy luôn giữ bình tĩnh và xem như đó là một cơ hội trải nghiệm giúp ứng viên có thêm những kinh nghiệm cho những lần phỏng vấn tiếp theo. Biết đâu được, bạn sẽ tìm được một công việc tốt hơn trong tương lai.

bookmark_borderDấu hiệu phỏng vấn thành công mà bạn nên tham khảo

Meta: Làm thế nào để xác định được khả năng đậu phỏng vấn của bạn một cách chính xác? Hãy cùng tham khảo qua những dấu hiệu phỏng vấn thành công sau đây nhé!

Bạn đang vừa trải qua một buổi phỏng vấn đầy kỳ vọng với nhà tuyển dụng, tuy nhiên vẫn còn một số lỗi nhất định. Điều đó, khiến bạn lo ngại về khả năng đậu phỏng vấn của mình. Thế nhưng, chỉ cần dựa vào một số dấu hiệu phỏng vấn thành công sau đây bạn sẽ có thể tự đánh giá được khả năng nhà tuyển dụng có lựa chọn bạn hay không đấy.

Đối với những ai đã và đang trải qua khoảng thời gian phỏng vấn xin việc chắc chắn sẽ hiểu được cảm xúc sau mỗi buổi phỏng vấn kết thúc, dù có thể hiện bản thân trước nhà tuyển dụng tốt hay không, thì chắc chắn chúng sẽ hỏi bản thân rằng “Mình có cơ hội trúng tuyển buổi phỏng vấn này hay không?” Sự phân vân, lo lắng luôn khiến bạn suy nghĩ ra nhiều kết quả theo nhiều chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Sao lại phải lo âu như vậy, khi bạn chỉ cần đọc qua 5 dấu hiệu phỏng vấn thành công trong bài viết này, nó sẽ bạn thay đổi tâm trạng này ngay thôi!

1. Được gọi mời phỏng vấn vòng 2

Mỗi công ty sẽ có hình thức tuyển dụng nhân sự khác nhau, ví dụ chỉ cần phỏng vấn một lần hay cũng có thể phỏng vấn nhiều lần để xác nhận lại ứng viên đó có thật sự thích hợp với công việc mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm hay không. Điều này, sẽ là một trong những dấu hiệu tiên quyết đầu tiên để bạn có thể xác định được mình có thành công trong cuộc phỏng vấn hay không?

Bởi vì, bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng không muốn dành thời gian quý báu của mình phỏng vấn lần hai cho những người không đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu công việc ngay từ đầu. Do đó, nếu bạn nhận được thông báo mời ứng tuyển phỏng vấn lần thứ 2, thứ 3 từ nhà tuyển dụng thì có thể bạn đã nắm chắc khoảng 70% cơ hội trúng tuyển, 30% còn lại còn phụ thuộc vào độ may mắn và năng lực làm việc thật sự mà bạn có.

2. Nhà tuyển dụng mong muốn biết thêm thông tin về bạn

Có một điều bạn luôn phải nhớ rằng, không một ai sẽ muốn tốn thời gian quý giá của mình để tìm hiểu thông tin về một người mà không có điều gì đặc biệt thu hút đối với họ. Chính vì thế, nếu như bạn được nhà tuyển dụng yêu cầu gửi thêm các thông tin liên quan đến chứng chỉ ngoại ngữ, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc hay các công trình nghiên cứu của bạn cho họ.

Điều đó cũng có nghĩa là nhà tuyển dụng muốn nghiên cứu kỹ hơn về những gì bạn có để xem xét bạn có phải là ứng cử viên tiềm năng mà họ đã tìm kiếm hay không? Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn rằng nên chuẩn bị tất cả những giấy tờ liên quan để chứng minh năng lực của mình một cách đầy đủ nhất từ trước để nhanh chóng gửi cho nhà tuyển dụng nếu nhận được thông báo từ họ nhé!

3. Giới thiệu bạn với những nhân viên trong công ty

Đây có thể là một dấu hiệu đáng mừng cho bạn vì đây chính là cách làm gián tiếp mà chính bạn cũng có thể cảm nhận được rằng nhà tuyển dụng đang đánh giá cao bạn và có mong muốn trao cho bạn cơ hội trở thành một trong những mảnh ghép cho bộ phận nhân sự của công ty sau buổi phỏng vấn này.

Tuy nhiên, đây cũng có thể là cách làm mà nhà tuyển dụng âm thầm đánh giá năng lực, cách ứng xử của bạn có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của công ty hay không khi giới thiệu bạn với mọi người. Đây cũng thử thách lớn cho bạn vì không chỉ mỗi nhà tuyển dụng đánh giá mà những nhân viên khác cũng sẽ góp phần đánh giá thái độ thích nghi của bạn.

4. Thái độ phỏng vấn của nhà tuyển dụng

Thái độ của nhà tuyển dụng sẽ thể hiện rất nhiều dấu hiệu để bạn có thể nhận biết được khả năng phỏng vấn thành công của mình. Nhà tuyển dụng thể hiện sự lắng nghe chân thành với bạn hay nghiêm khắc nhưng đều đưa ra những câu hỏi mang tính gợi mở để bạn có thể tự tin thể hiện bản thân của bạn một cách chân thật và tự nhiên nhất thì xin chúc mừng bạn đã chính thức lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng rồi đó.

5. Trao đổi về tiền lương

Nếu bạn được công ty công ty mời đến trao đổi về vấn đề tiền lương, thì khả năng rất cao bạn sẽ được trúng tuyển công việc này. Tuy nhiên, bạn nên đưa ra một mức lương phù hợp để đảm bảo quyền lợi của mình một cách tốt nhất nhưng nếu được trao đổi mức lương trực với phía nhà tuyển dụng thì mọi việc dường nhau quá rõ ràng rồi phải không nào?

Với 5 dấu hiệu phỏng vấn thành công mà chúng tôi đã gợi ý, hy vọng rằng bạn sẽ xem xét lại quá trình phỏng vấn của mình và cho bản thân một đáp án chính xác về kết quả phỏng vấn nhé!

Chúc bạn sớm có được một công việc lý tưởng.

bookmark_borderThị phi là gì – Đối phó thị phi nơi công sở như thế nào?

Thị phi là gì – Đối phó thị phi nơi công sở là điều mà những ai đang chuẩn bị bước chân vào môi trường công sở cần phải chuẩn bị từ sớm nếu không muốn mang những phiền toán rắc rối cho bản thân mình. Nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề “muôn thuở” chốn công sở này bạn nhé!

Khi nhắc đến hai từ “thị phi” chắc nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những người trong giới showbiz với những câu chuyện thị phi không hồi kết và tốn biết bao nhiêu giấy mực của giới báo chí. Tuy nhiên, không chỉ mỗi showbiz mới sóng gió như thế còn một nơi cũng có muôn vàn thị phi mỗi ngày mỗi giờ mà tồn tại đó chính là môi trường công sở. Vậy theo bạn hiểu thị phi là gì – Đối phó với thị phi nơi công sở như thế nào là thông minh nhất?

Thị phi là gì?

Thị phi ở đây chính là những mâu thuẫn nội bộ những điều tiêu cực mà mọi người có thể dùng nó đánh giá về bạn. Nói chung thị phi chốn công sở cũng giống như showbiz chỉ cần một tin đồn nhỏ cũng có thể thổi bùng lên những rắc rối gây ảnh hưởng đến đời sống của bạn.

Một số cách đối phó thị phi nơi công sở:

1. Học cách kiềm chế cảm xúc bản thân

Giữa muôn vàn chuyện thị phi chốn công sở, dù bạn không làm gì ảnh hưởng đến người khác nhưng vẫn có thể trở thành cái cớ để người khác gây chuyện với bạn. Cho nên, tốt nhất bạn nên học cách kiềm chế cảm xúc của bản thân thật tốt, mặc dù đang rất tức giận vì bị đổ oan hay vô cớ trở thành người xấu trong mắt mọi người thì cũng nên giữ thái độ bình tĩnh nhất. Mọi cảm xúc tức giận hay im lặng tuyệt đối của bạn sẽ khiến tình trạng sự việc trở nên trầm trọng hơn.

2. Kiểm soát hành động của bản thân

Bạn cần nên biết lúc nào thì cần nói và lúc nào thì không, mọi hành động của bạn cần phải đúng thời điểm. Điều này sẽ giúp bạn giữ lấy sự bình yên cho bản thân nhiều hơn là việc hành động một cách tùy tiện dựa theo cảm tính ở chốn công sở lắm trò thị phi. Hãy nghĩ đơn giản rằng nếu bạn hành động, lên tiếng hay ngăn cản quyết định của ai đó thì cũng không chắc sẽ mang về kết quả tốt nhất cho bạn. Chính vì thế, nếu không kiểm soát hay giúp đỡ người khác có thể tiết chế lại hành động của họ thì tốt nhất bạn nên kiểm soát tốt hành động của bản thân bạn là được.

3. Đừng nên kêu ca hay phàn nàn về công việc với người khác

Thật chất, chúng ta đều có những áp lực và những nỗi thất vọng riêng của bản thân về các vấn đề xảy ra trong công việc hằng ngày. Tuy nhiên, trong môi trường công sở bạn không nên tâm sự hay phàn nàn những vấn đề khó khăn liên quan đến công việc mà mình đang gặp phải với những đồng nghiệp hay những người không liên quan. Nếu may mắn thì bạn có thể tìm được người đồng cảm lắng nghe bạn thật sự còn ngược lại việc phàn nàn của bạn sẽ nhanh chóng được sếp biết đến, đến lúc đó thì bạn biết được đều gì sẽ xảy ra rồi đó.

4. Trình bày những bất đồng công việc với cấp trên

Khi mâu thuẫn nơi công sở diễn ra, chắc chắn cả bạn và đối phương đều không thể nhận biết được ai mới là người đúng, bởi vì mỗi người đều có những cách biện hộ cho mình. Thế nên, khi rơi vào những trường hợp tranh cãi như thế này nếu như cả hai bên không tự giải quyết được ổn thỏa với nhau, nhất là khi đối phương không chịu dành thời gian lắng nghe thì cách giải quyết tốt nhất là kiến nghị với cấp trên để giải quyết cho bạn.

5. Đừng suy nghĩ quá nhiều về những gì đồng nghiệp nói

Thị phi chốn công sở có một hiệu ứng lan truyền rất nhanh, có thể bạn vừa nghe tin ai đó nói gì về bạn trong buổi sáng là chỉ cần đến buổi trưa tin tức đó có thể tràn lan khắp cả công ty. Những tiếng xì xầm  to nhỏ, những lời ám chỉ mỗi khi bạn xuất hiện, những dòng trạng thái được đăng tải trên mạng xã hội từ đồng nghiệp đều ngầm ám chỉ đến bạn, thì đó chắc chắn là những chuỗi ngày thị phi “đổ dồn” lên người bạn.

Đây là điều không phải bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng trải qua nếu rơi vào trường hợp như thế. Người mạnh mẽ thì có thể mặc kệ mọi thứ mà bình tĩnh làm việc, người yếu đuối sẽ lập tức thu gom tài liệu vào hộp và nộp đơn xin nghỉ việc, tuy nhiên những tin đồn thị phi đó cũng sẽ không dừng lại cho đến lúc bạn nghỉ việc.

Cách tốt nhất để thoát khỏi vòng thị phi lẩn quẩn này đó là cách bạn mày dũa cảm xúc bản thân cho thật cứng rắn để vượt qua những tháng ngày kinh khủng đó. Bạn hãy tìm đến người bạn thân chia sẻ, đi dạo và làm những điều bạn thích đừng quan tâm đến những đánh giá tiêu cực của người khác, bạn sẽ nhanh chóng vượt qua những ngày tháng u tối đó. Bạn nên nhớ rằng bản thân không làm gì có lỗi thì không cần phải sợ, thời gian sẽ đánh giá được giá trị thật sự trong con người bạn. Cố lên nào!

Hy vọng, với những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi về chủ đề “thị phi là gì – Đối phó thị phi nơi công sở” sẽ cho ban những kinh nghiệm hữu ích để bảo vệ bản thân mình trong môi trường công sở hiện đại ngày nay.

Chúc bạn thành công!