bookmark_borderNhững ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai tại Việt Nam

Thị trường lao động hiện nay đang phải đối mặt nhiều thách thức, nhiều ngành nghề có quá nhiều lao động ứng tuyển, ngành thì lại khan hiếm nhân sự. Chính vì vậy, để có thể lựa chọn được một ngành nghề phù hợp với nhu cầu tuyển dụng việc làm của các doanh nghiệp sắp tới, bạn cần tìm hiểu xem những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai là những ngành nghề nào bạn nhé!

Người trẻ hiện nay đang phải đối mặt với vô vàng những nỗi áp lực về vấn đề nghề nghiệp khác nhau, ví dụ như không tìm được việc làm, làm việc không đúng chuyên nghành hay không biết phải lựa chọn công việc nào sẽ cần nhân lực số lượng lớn trong tương lai. Nhằm mục đích giúp các bạn trẻ có được sự lựa chọn đúng đúng về việc lựa chọn công việc một cách thiết thực, trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn top những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai bao gồm:

1. Ngành công nghệ thông tin

Đây chính là ngành nghề chiếm giữ vị trí top đầu những ngành nghề thiếu nhân lực lớn trong tương lai trong suốt những năm qua. Bởi vì, hiện tại đất nước ta ngày càng phát triển về công nghệ thông tin, mọi hoạt động làm việc đều thực hiện đều dựa vào yếu tố công nghệ là chủ yếu. Điều đó, đã cho thấy sự ảnh hưởng và chi phối lớn của công nghệ thông tin trong cuộc sống hằng ngày lẫn sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong những năm sắp tới. Chính vì vậy, việc thiếu nhân sự việc làm công nghệ thông tin là một điều chắc chắn.

2. Biên dịch, phiên dịch hay giáo viên tiếng anh

Đất nước ngày càng hội nhập, thì ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh luôn đóng giữ một vai trò vô cùng cần thiết. Bạn muốn tìm được việc làm lương cao, có cơ hội phát triển công tại những môi trường làm việc lý tưởng thì đòi hỏi khả năng ngoại ngữ cũng phải cao. Mặc khác các công ty liên doanh với nước ngoài tại thị trường Việt Nam cũng ngày càng nhiều, chứng tỏ các công việc liên quan đến ngành biên dịch, phiên dịch hay giáo viên tiếng anh rất cần trong bất kỳ thời điểm nào.

3. Ngành quản trị kinh doanh

Không hề thua kém hai ngành nghề phía trên là công nghệ thông tin và biên phiên dịch anh văn đó chính là ngành quản trị kinh doanh. Xu thế phát triển tất yếu của kinh tế nước ta chính là nhờ vào sự đóng góp của các ngành mang tính thương mại lớn, mang giá trị kinh tế cao. Vì thế, để các ngành này phát triển đòi hỏi phải có đội ngữ nhân sự quản trị kinh doanh đầy thực lực đảm nhiệm, dự đoán trong những thời gian sắp tới ngành nghề này sẽ tiếp tục được các doanh nghiệp tiêu kiềm để chiêu mộ nhân tài về làm việc.

4. Ngành marketing

Ngành marketing cũng giống như quảng trị kinh doanh luôn nằm trong top những ngành nghề đòi hỏi số lượng nhân sự lớn trong tương lai. Nhưng tại thời điểm hiện tại thì hầu như bất kỳ công ty nào cũng đòi hỏi có bộ phận marketing hỗ trợ về  khâu tiếp thị, xây dựng ý tưởng triển khai khách hàng và ứng dụng các công cụ marketing online để quảng bá sản phẩm trên các kênh truyền thông lớn như mạng xã hội Facebook, zalo, hay công cụ tìm kiếm Google.

Chính vì thế, ngành marketing không những cần số lượng lớn nhân sự trong tương lai mà còn cần những người có chuyên môn và thực lực để đảm nhận vị trí này. Theo dự đoán, ngành marketing nhất là marketing digital sẽ là ngành dẫn đầu xu hướng kinh thế trong những năm tiếp theo, nhất là trong thời điểm mọi hoạt động phát triển của hầu hết các doanh nghiệp đều cần đến marketing.

5. Ngành xây dựng

Đây là ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn cao cũng như tinh thần làm việc vô cùng nghiêm túc của các kỹ sư xây dựng. Tính yêu cầu công việc cũng vô cùng lớn, chính vì vậy đây sẽ là ngành nghề không có nhiều người theo đuổi bởi vì áp lực công việc vô cùng lớn. Do đó, trong tương lai những ngành nghề liên quan đến lĩnh vực xây dựng sẽ tăng cao trong tương lai, nhất là trong thời điểm có rất nhiều dự án công trình quy mô ở nước ta đang triển khai mạnh mẽ như hiện tại, thì chắc chắn trong tương lai ngành xây dựng cần thêm số lượng nhân sự không hề nhỏ.

Nếu bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn ngành nghề để theo học và đảm bảo được đầu ra công việc thì bài viết liên quan đến chủ đề những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai sẽ cho bạn đáp án phù hợp.

bookmark_borderKỹ năng cần có của talesales chuyên nghiệp là gì?

Talesales là một trong những ngành nghề hot hiện nay được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên để trở thành một talesale chuyên nghiệp cần phải có những kỹ năng nhất định. Vậy theo bạn kỹ năng cần có của talesales là gì hay không?

Talesales là một trong những bộ phận rất quan trọng đóng góp vào sự phát triển của công ty. Đặc điểm của một nhân viên talesales chuyên nghiệp đó chính là sử dụng cách giao tiếp của mình để giúp khách hàng hình dung được những công dụng cụ thể của sản phẩm. Chính vì thế, công việc talesales vô cùng áp lực và đòi hỏi rất nhiều kỹ năng để thuyết phục khách hàng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số kỹ năng cần có của talesales là gì?

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng bắt buộc cùng phải có của bất kỳ ngành nghề nào chứ không phải chỉ có nghề talasales mới cần có. Nhưng đặc biệt với nghề talesales (bán hàng) thì kỹ năng giao tiếp là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Kỹ năng giao tiếp càng tốt thì khả năng thuyết phục khách hàng càng cao, chính vì vậy nếu bạn đang có ý định trở thành một talasales chuyên nghiệp thì việc hoàn thiện kỹ năng giao tiếp là điều bắt buộc.

Kỹ năng lắng nghe

Ngoài kỹ năng giao tiếp thì kỹ năng lắng nghe cũng là một trong những yếu tố quan trọng không kém. Bởi vì, khách hàng ngày càng càng khó tính hơn, nếu bạn giao tiếp tốt thôi thì chưa đủ, bạn phải có một kỹ năng lắng nghe nhất định. Lắng nghe khách hàng không chỉ đơn giản là nghe mà là phải thấu hiểu được tâm tư khách hàng cần gì, muốn gì để phục vụ họ một cách tốt nhất.

Kỹ năng chịu áp lực công việc

Công việc nào cũng đòi hỏi những áp lực công việc khác nhau, thế nhưng đối với nghề talesalse (bán hàng) áp lực hơn hẳn, áp lực từ phía khách hàng, từ đồng nghiệp và áp lực từ cấp trên và áp lực doanh số bán hàng. Chính vì vậy, họ không chỉ phải chịu được sự căng thẳng trong công việc từ rất nhiều phía mà còn phải đảm bảo được nguồn doanh thu ổn định cho công ty. Do đó, nếu bạn không chịu được áp lực công việc lớn thì có lẽ công việc của một talesales thật sự không phù hợp với bạn.

Kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt

Khách hàng yêu cầu ngày càng cao về các sản phẩm mà họ dùng tiền để mua, thế nên khi tư vấn cho khách hàng các talesales cần phải có khả năng xử lý tình huống một cách linh hoạt. Bạn phải thuyết phục khách hàng một cách tinh tế và khiến họ cảm thấy hài lòng nhất về sản phẩm mà mình định mua. Mặc khác, kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt sẽ giúp nhân viên talesales ghi điểm tuyệt đối với khách hành và duy trì được sự tin tưởng để khách hàng ủng hộ sản phẩm công ty lâu dài.

Kỹ năng ghi chép thông tin khách hàng

Để có thể đưa ra những thông tin chính xác để tư vấn cho khách hàng bạn cần phải có một kỹ năng ghi chép một cẩn thận những gì liên quan đến sản phẩm và nẵm rõ những thông tin đó một cách thành thạo. Bởi vì, khách hàng không có nhiều thời gian để chờ đợi bạn tìm kiếm thông tin sản phẩm rồi tư vấn cho họ. Chính vì thế, bạn luôn cần có một cuốn sổ ghi chép và khả năng ghi nhớ thông tin cao để khi khách hàng đến bạn có thể bắt nhịp vấn đề của họ mà tư vấn ngay lập tức.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Chắc chắn trong quá trình làm việc sẽ có những tình huống không mong muốn xảy ra trong công việc. Với tư cách là nhân viên talesales chuyên nghiệp bạn phải có kỹ năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng để tránh bị khách hàng phàn nàn và thể hiện được sự chuyên nghiệp cần có trong công việc.

Hy vọng rằng, với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về các kỹ năng cần có của một talesales bạn sẽ có được những kiến thức bổ ích để phát triển công việc một cách thuận lợi hơn rất nhiều.

Chúc bạn thành công!

bookmark_borderThất nghiệp phải làm sao để vực dậy tinh thần?

Thất nghiệp là một sự việc đáng sợ diễn ra khá phổ biến hiện nay, bất chấp mọi đối tượng thậm chí có người đã hơn 30 tuổi mà vẫn thất nghiệp. Vậy nguyên nhân xuất phát từ đâu? Có phải chăng thị trường việc làm đã bão hòa hay do chính bạn?

Từ cái thời sinh viên ai cũng ấp ủ cho mình những ước mơ về một công việc ổn định. Tuy nhiên, con đường đi đến thành công luôn không hề dễ dàng như chúng ta vẫn tưởng. Để rồi sau đó gặp phải một chút gian truân mang tên “thất nghiệp” khiến không ít người rơi vào cảnh bế tắc, bi quan. Nhưng sự thật thất nghiệp có đáng sợ như bạn nghĩ? Và trong khoảng thời gian thất nghiệp phải làm sao để có động lực đi tiếp?

Lập kế hoạch cho các mục tiêu mới

Đầu tiên, hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao chúng ta thất nghiệp. Có phải là do bạn “chê” không làm hoặc do bạn không đủ tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng. Nếu xuất phát từ nguyên nhân này thì chúng ta hãy chấp nhận làm một công việc không lương hoặc lương thấp để đổi lấy kinh nghiệm và sau đó là tìm một việc khác ổn định hơn. Hoặc là phải chấp nhận thất nghiệp để nâng cao trình độ và các kỹ năng cần thiết đáp ứng được nhu cầu.

Và trong khoảng thời gian này bạn phải xem xét vấn đề tài chính liệu có đủ để trang trải cuộc sống. Nếu có thể hãy làm các công việc bán thời gian, freelance kiếm thêm thu nhập để tiếp tục duy trì cho các dự định tiếp theo. Nhờ đó mà chúng ta còn học hỏi được những kiến thức mới, các kỹ năng để bổ sung vào cv của mình.

Nếu bạn có những dự định cần thực hiện chẳng hạn như: kinh doanh, tìm hiểu về lĩnh vực nào đó… thì hãy làm ngay vì đây là thời điểm thích hợp có đủ thời gian thực hiện. Hãy trải nghiệm để biết bản thân có phù hợp với những công việc mới theo đuổi hay tiếp tục cho công cuộc tìm việc. Nhưng dù thế nào việc làm này cũng mang lại cho chúng ta những hiểu biết nhất định.

Tham gia các hoạt động rèn luyện kỹ năng

Thiếu những kỹ năng cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. Đặc biệt, là các bạn sinh viên mới ra trường phần lớn chúng ta chưa có chuyên môn sâu, thế nên các nhà tuyển dụng thường xem xét yếu tố kỹ năng. Trong đó, chú trọng đến thái độ ham học hỏi, cách ứng xử, tinh thần tích cực trong công việc và cao hơn nữa là các kỹ năng về giao tiếp ngoại ngữ và sử dụng vi tính…

Một nguyên nhân khác bắt nguồn từ yếu tố tâm lý sợ hãi với công việc, sự xung đột, va chạm với cấp trên và đồng nghiệp khiến bạn mệt mỏi và muốn từ bỏ. Lúc này hãy thật bình tĩnh và nhìn lại thì bạn sẽ thấy chẳng có việc gì mà không xảy ra vấn đề trừ khi là bạn không làm gì cả. Đây cũng là một lỗ hổng về việc thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề, do vậy phải rèn luyện cho mình một tinh thần mạnh mẽ trước khi tìm công việc mới.

Vì thế, thất nghiệp phải làm sao? Câu trả lời thiết thực nhất là hãy tham gia các hoạt động rèn luyện kỹ năng như: ngoại ngữ, các phần mềm ứng dụng, các hoạt động tình nguyện hoặc bất kỳ một hoạt động nào đó mà khiến bạn trở nên hoạt bát, năng động hơn. Khi tinh thần cởi mở và bận rộn một chút thì chúng ta chẳng có tâm trí đâu để suy nghĩ các vấn đề tiêu cực. Hơn thế nữa, những hoạt động này lại là ưu điểm tuyệt vời để bạn tạo ấn tượng trong cv của mình.

Duy trì lối sống lành mạnh

Hãy giữ cho mình một lối sống lành mạnh bằng cách tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, thoải mái về cơ thể dẫn đến đầu óc thư thái và suy nghĩ minh mẫn, thông suốt hơn. Vì chính những thay đổi trong suy nghĩ mới có thể khiến bạn sẵn sàng hành động theo một hướng khác.

Dành thời gian để đọc một quyển sách của các doanh nhân thành đạt để tạo động lực cho mình. Hoặc đi đến một nơi nào đó trải nghiệm, khám phá và hít thở không khí thoải mái sẽ giúp bạn có cách nhìn khác biệt về cuộc sống. Qua đó, chúng ta mới có thể sắp xếp lại mục tiêu của cuộc đời mình và lên kế hoạch thực hiện chúng.

Thất nghiệp phải làm sao? Đây là câu hỏi không có gì đáng sợ. Mà điều đáng sợ nhất chính là chúng ta không tìm ra mục tiêu của cuộc đời. Vậy nên, hãy tranh thủ khoảng thời gian này mà tìm kiếm con đường mình muốn đi nhất. Khi bạn phát hiện ra việc cần làm thì thời điểm nào cũng trở nên thích hợp và dù nhanh hay chậm miễn sao mọi người không bỏ cuộc giữa chừng.

bookmark_borderCv là gì? Cách viết cv gây ấn tượng

Cv là phương tiện kết nối nhà tuyển dụng với các ứng viên vì thông qua cv mới có thể đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của mỗi người. Do đó, việc viết cv cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ ai muốn tìm việc.

Nhiều bạn sinh viên hiện nay vẫn chưa biết đến cv là gì, bởi nó chỉ cần thiết cho quá trình tìm việc. Tuy nhiên, chúng ta nên tìm hiểu ngay hôm nay để biết cv quan trọng những yếu tố nào và từ đó bổ sung vào phần thông tin mà sau này sẽ giúp mọi người tìm việc dễ dàng. Đồng thời biết cách viết cv tạo sự nổi bật trước các đối thủ cạnh tranh.

Cv là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Cv thường được hiểu là sơ yếu lý lịch cá nhân mỗi người. Tuy nhiên, cách trình bày không giống như lý lịch nhân thân trong các giấy tờ hành chính mà lại nhấn mạnh các phần trọng tâm như: trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng… Hình thức trình bày chú trọng đẹp mắt và nội dung sáng tạo, thể hiện cá tính riêng của mỗi người để tạo sự chú ý với nhà tuyển dụng.

Bước đầu tiên trong quá trình tìm việc là bạn phải nộp cv để nhà tuyển dụng xem qua hồ sơ của bạn. Và có thể có rất nhiều hồ sơ nên đôi khi họ không thể xem hết hoặc chỉ xem sơ lược nên nhiệm vụ của bạn là tạo cho mình một cv nổi bật, ấn tượng ngay ban đầu. Đây là bước đánh giá quan trọng nếu không thể vượt qua thì bạn sẽ mất cơ hội phỏng vấn. Vì thế, bạn cần nhận ra tầm quan trọng của cv để tránh lơ là và trình bày một cách qua loa, cẩu thả.

Việc tạo cv khá đơn giản, bạn chỉ cần truy cập các trang web ví dụ như VietCV.io để tạo hồ sơ trực tuyến, sau đó điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu và download về máy. Ngoài ra, chúng ta có thể thực hiện việc chỉnh sửa cv theo mục đích và thay đổi thời gian cho phù hợp với thời điểm tìm việc.

Cv bao gồm những phần nào?

Thông tin cá nhân: Bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ.
Mục tiêu nghề nghiệp: Trình bày ngắn ngọn những dự định cho sự nghiệp và mong muốn học hỏi điều gì khi làm việc.

Bằng cấp và các chứng chỉ liên quan: Bằng tốt nghiệp cao nhất thuộc chuyên ngành đào tạo, các chứng chỉ liên quan như: bằng ngoại ngữ TOEFL, TOEIC, bằng cấp từ các khóa học…

Kinh nghiệm làm việc: Nêu tóm tắt vị trí công việc mà bạn đã từng làm có liên quan đến công việc hiện tại. Trong đó, trình bày đầy đủ thời gian, tên công ty, giữ chức vị gì, các công việc được thực hiện theo thứ tự từ trước đến nay. Nếu là sinh viên mới ra trường bạn có thể nêu những kinh nghiệm trong học tập, làm thêm, thực tập và kiến tập, tham gia các hoạt động và lưu ý là những phần thông tin mà bạn nêu có liên quan và sẽ giúp ích đến công việc hiện tại.

Kỹ năng: Nêu các kỹ năng đã được rèn luyện trong quá trình học tập và đi làm. Những kỹ năng riêng biệt chẳng hạn giao tiếp tiếng Anh tốt hoặc kỹ năng tổ chức sự kiện, giải quyết vấn đề…

Thành tích cá nhân và các giải thưởng: Nếu có thành tích đóng góp tại trường hoặc được giải thưởng trong các cuộc thi thì bạn có thể nêu sơ lược. Hoặc những thành quả công việc tại công ty cũ có lợi ích tích cực cho công việc.

Sở thích cá nhân: Đây là phần thông tin cá nhân của riêng bạn tuy không được chú trọng lắm nhưng thông qua sở thích thể hiện hình ảnh cá nhân. Vì thế, phần này bạn hãy nêu những sở thích tích cực như: đọc sách, học ngoại ngữ, tìm tòi học hỏi, thích tham gia các hoạt động…

Viết cv nên lưu ý điều gì?

Về mặt nội dung: Khi viết cv nên nhấn mạnh và tạo sự nổi bật các phần trọng tâm như: kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, các thành tích… để nhà tuyển dụng dễ dàng nhìn thấy. Trình bày ngắn gọn, súc tích, trung thực và đặc biệt là không sai chính tả, câu chữ mạch lạc logic. Tránh viết dài dòng, phô trương và không nên nêu những sự kiện không liên quan đến công việc.

Về mặt hình thức: Độ dài cv lý tưởng nhất là từ 1-2 trang nên bạn hãy phân chia các phần thông tin vừa phải, căn chỉnh kích thước phù hợp, chọn cùng font chữ và cỡ chữ tránh lớn nhỏ không đều nhau. Những phần quan trọng có thể in đậm hoặc in nghiêng, cuối cùng là sử dụng loại giấy in chất lượng.

Hi vọng với phần trình bày trên đã giúp các bạn biết rõ cv là gì và mọi người có thể chuẩn bị ngay hôm nay. Bên cạnh đó, hãy tham khảo nhiều cv khác nhau để chọn cách trình bày phù hợp nhất . Bởi một cv hoàn chỉnh, đẹp mắt góp phần tăng khả năng thành công khi xin việc.

bookmark_borderCách tăng trí thông minh nào hữu hiệu nhất?

Chúng ta thường ngưỡng mộ những người có trí thông minh tuyệt đỉnh và mong muốn bản thân sẽ được như họ. Nhưng bạn có biết trí thông minh không chỉ là bẩm sinh mà cần rèn luyện tích cực mỗi ngày.

Trí thông minh là tài nguyên quý giá của mỗi người giúp thuận lợi trong học tập và công việc. Bạn dễ dàng nhận thấy một điều là những người có trí thông minh tốt họ thường có bí quyết luyện tập hàng ngày và kiên trì đều đặn thực hiện bằng những phương pháp cực kỳ đơn giản. Cho nên, chúng ta đừng ngần ngại mà hãy nhanh chóng áp dụng những cách tăng trí thông minh dưới đây để đầu tư trí tuệ cho mình.

Cải thiện thói quen hàng ngày

Trí não con người không phải ngủ yên một chỗ mà cần hoạt động thường xuyên thì mới có thể cải thiện. Mà thói quen lại quyết định rất nhiều đến sự phát triển của trí não, bởi nó không chỉ phụ thuộc vào chỉnh số IQ bẩm sinh của bạn mà cần rèn luyện qua các việc làm sau:

Đọc sách: Hãy lựa chọn những cuốn sách giúp bạn mở mang kiến thức và học hỏi được nhiều thứ. Việc đọc sách cũng là một cách hay để đầu óc luôn suy nghĩ về những gì diễn ra, lôi cuốn bạn phải đọc mỗi ngày. Qua đó, kích thích tư duy hoạt động, là một trong những cách tăng trí thông minh có lợi ích thiết thực nhất.

Chơi trò chơi: Thay vì sử dụng điện thoại để lướt facebook thì bạn hãy chơi game với các trò chơi trí tuệ như: ô chữ, Sudoku, Super Mario… tạo cho chúng ta tư duy linh hoạt. Từ đó, não của bạn sẽ hoạt động và bị kích thích để vượt qua chúng.

Tìm động lực: Động lực trong cuộc sống là điều khiến con người ta hứng thú và đặt tâm trí để cố gắng thực hiện các công việc, đặc biệt là đầu tư về mặt trí tuệ. Chẳng hạn, khi bạn tiếp xúc với người thông minh thì bạn sẽ muốn thông minh như họ, bạn học một môn ngoại ngữ thì bạn sẽ cố gắng đặt mọi nỗ lực để chinh phục chúng… Đây là những việc làm khiến đầu óc chúng ta không bao giờ ngủ yên và phải vận động mới có thể đạt được mục tiêu.

Tập suy ngẫm: Cuộc sống càng bộn bề, hối hả thì chúng ta càng nên suy ngẫm để sắp xếp thứ tự các công việc và xem xét điều gì là quan trọng nhất đối với mình, điều gì khiến đầu óc bạn căng thẳng, mệt mỏi. Nếu có thể suy nghĩ cặn kẽ bạn sẽ biết cách tiếp tục hay dừng lại những việc khiến đầu óc bạn bị vướng bận. Hãy tạo cho mình một khoảng thời gian riêng tư để làm điều mình yêu thích như: đi dạo, du lịch, chụp ảnh, xem tin tức, học những bộ môn mới…

Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý

Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ rất quan trọng trong việc tái lập năng lượng cho não bộ để duy trì hoạt động công việc vào sáng hôm sau. Vì thế, bạn hãy ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và nên nhớ việc thức khuya sẽ khiến đầu óc mệt mỏi và khó tập trung, trái lại việc ngủ nhiều cũng khiến bạn bơ phờ. Đặc biệt, nên nghỉ trưa từ 10-20 phút để tinh thần thoải mái làm việc vào chiều sẽ hiệu quả hơn.

Ăn uống: Bạn cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể như: ăn nhiều rau xanh, thịt, trứng, cá hồi, sữa chua, trái cây…  là những dưỡng chất tốt cho não bộ và hạn chế dùng đường. Bên cạnh đó, cần bổ sung 1-2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể, đặc biệt sau khi thức dậy vào buổi sáng là lúc cơ thể mất 6-8 tiếng thiếu nước nên hãy uống 2 ly nước để kịp bổ sung.

Tập thể dục : Mỗi ngày bạn hãy dành 15-30 phút tập thể dục vận động cơ bắp để cho cơ thể khỏe khoắn và đầu óc được khai thông. Qua đó, việc học hỏi và tiếp thu với những cái mới sẽ dễ dàng và tập trung hơn rất nhiều.

Một số thói quen cần tránh

Hạn chế xem tivi: Nhiều người thường có thói quen nằm xem tivi xuyên suốt trong hàng giờ. Đây là việc làm cần tránh bởi không đem lại lợi ích về trí tuệ mà làm cho đầu óc bạn không thể sản sinh năng lượng khiến con người trở nên thu động trong việc tiếp thu cái mới.

Hạn chế sử dụng mạng xã hội: Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội mang lại, tuy nhiên vấn đề nào cũng có những mặt trái nhất định và mạng xã hội là thứ hủy hoại tính năng động của con người. Đôi lúc chúng ta còn mượn facebook để làm những việc vô ích gây hại đến nhiều người mà quên rằng cuộc sống ở ngoài đời thực mới thật sự mang lại cho bạn niềm vui, những năng lượng tích cực để duy trì cuộc sống.

Trên là những cách tăng trí thông minh hiệu quả nhất mà bạn nên áp dụng ngay hôm để đầu tư cho một tương lai sáng lạng. Vì đầu óc minh mẫn và trí thông minh sáng suốt sẽ là vũ khí để chúng ta vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống.

bookmark_borderTinh thần trách nhiệm được biểu hiện như thế nào?

Con người chính là nhân tố chính quyết định đến sự thành công hay thất bại trong công việc. Thế nên, bạn có cách ứng xử như thế nào thì năng suất công việc như thế ấy và tất cả nằm ở tinh thần trách nhiệm của bạn.

Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì không thể thiếu những người làm việc giỏi. Và ở họ tinh thần trách nhiệm là nguyên tắc được đề cao nhiều nhất và cũng là lý do mang đến những thành quả xứng đáng. Điều này có lợi ích vô cùng quan trọng mà chúng ta nên tìm hiểu ngay sau đây để áp dụng vào công việc của mình.

Thế nào là tinh thần trách nhiệm?

Tinh thần trách nhiệm là những biểu hiện cụ thể trong công việc, khi được cấp trên giao phó bạn phải hoàn thành những mục tiêu đề ra, đúng thời gian, đạt hiệu quả… Không vì những lý do riêng mà ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung của tập thể, luôn cùng nhau hướng đến những nguyên tắc xây dựng văn hóa công sở chuyên nghiệp.

Việc xây dựng tinh thần trách nhiệm phải bắt đầu từ nhà lãnh đạo trước tiên. Bởi họ chính là tấm gương để tập thể noi theo, là động lực để cố gắng và đặc biệt chính những nguyên tắc làm việc của lãnh đạo mới có sức ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của mọi người. Có thể là khâm phục hoặc bất mãn đều có liên quan một phần đến cách làm việc của nhà lãnh đạo.

Đối với nhân viên tinh thần trách nhiệm chính là nội lực để vượt qua mọi khó khăn, thử thách giúp họ đạt thành công và hơn hết là mang lại môi trường làm việc tích cực, năng động. Đây cũng là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp luôn hướng đến và nhân viên sẽ là yếu tố quyết định lớn nhất.

Xây dựng tinh thần trách nhiệm như thế nào?

Chúng ta hãy xây dựng cho mình những nguyên tắc làm việc riêng để mang về thành quả cho bản thân. Trước tiên, là giải quyết nốt các việc được giao đúng với yêu cầu mà không để xảy ra sai sót hay bị trì trệ, luôn học hỏi cái mới và sáng tạo… Để tạo nền móng vững chắc giúp bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình.

Nhưng sẽ càng hoàn thiện hơn nếu chúng ta có thể kết nối bản thân với công việc chung của tập thể. Vì mỗi người là một mắc xích nối liền với nhau và có ảnh hưởng lẫn nhau, nếu tập thể không phát triển thì không thể tạo điều kiện cho cá nhân phát triển. Do vậy, tinh thần làm việc đúng nhất khi bạn biết hoàn thành nhiệm vụ cá nhân, đáp ứng lợi ích của tập thể và thực hiện đúng mục tiêu của doanh nghiệp.

Công việc chưa bao giờ là dễ dàng nhất là khi bạn muốn leo lên đỉnh vinh quang thì lại càng gặp nhiều chướng ngại, nhưng lại là thời điểm tốt nhất để chúng ta rèn luyện tính kiên trì, độ bền bỉ và khả năng chịu đựng cực cao cho bản thân. Đây cũng chính là chất liệu tạo nên tinh thần trách nhiệm mà ai cũng cần phải có.

Tinh thần trách nhiệm biểu hiện ra sao?

Hoàn thành đúng hạn: Hãy hoàn thành những yêu cầu mà cấp trên đề ra theo đúng quy định bằng cách tự đôn đốc bản thân thực hiện các việc cần làm. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng công việc giải quyết nhanh nhưng không có nghĩa là cẩu thả và nếu làm chậm mà chắc thì phải hoàn thành đúng thời gian.

Phân chia hợp lý: Một ngày bạn phải làm hết thảy rất nhiều việc khác nhau, nên trước khi tiến hành chúng ta hãy phân chia thứ tự cho hợp lý từ nhỏ đến lớn và quan trọng đến không quan trọng. Tránh dồn lại để rồi phải tăng tốc chạy đua với thời gian cho kịp hoàn thành và có thể sẽ không đạt được tiến độ như mong muốn.

Không lãng phí thời gian: Đôi khi thời gian đặt ra cho công việc càng nhiều chưa hẳn là tốt. Bởi thời gian càng dài thì chúng ta lại càng lơ là hoặc vui chơi quá đà. Vậy nên, hãy phân chia quỹ thời gian của bạn theo hướng ưu tiên cho công việc và chỉ dành một phần nhỏ cho các hoạt động cá nhân.

Nếu chúng ta đề cao tinh thần trách nhiệm thì phải chấp nhận rằng sẽ có nhiều áp lực cùng lúc kéo đến và mọi người phải cố gắng vượt qua mọi ngưỡng cửa để đạt được mục tiêu. Khi hoàn thành bạn mới có thể an tâm tận hưởng cuộc sống, thư giãn và làm những điều mình yêu thích.

bookmark_borderMa cũ bắt nạt ma mới phải “trị” như thế nào?

Tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới” là điều không tránh khỏi ở nơi công sở, gây nên cú sốc về tâm lý và trở thành “địa ngục” khi bạn đặt chân đến công ty. Để chấm dứt vấn đề này thì mọi người nên học những cách ứng phó thông minh trước khi vào làm.

Trong công việc, nếu bạn là người mới vào mà tỏ ra e dè, sợ sệt thì người khác nghĩ  là chúng ta không hòa đồng. Nếu bạn thân thiện quá mức thì người khác lại nghĩ là chúng ta giả tạo và đặc biệt nếu bạn kêu căng, chảnh chọe thì ngay lập tức sẽ hứng “gạch đá” bằng những chiêu trò nơi công sở. Vậy để tránh tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới” chúng ta nên làm thế nào?

Thực trạng ma cũ bắt nạt ma mới

Việc yêu ghét một ai đó luôn bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau, đặc biệt môi trường công sở lại là nơi thị phi và có khi bạn chẳng làm gì cũng bị ghét. Việc của bạn là phải đảm bảo tránh những điều sau:

Kiêu căng, chảnh chỏe: Đây là kiểu người không thể nào hòa nhập với môi trường làm việc chung. Bởi họ luôn xem bản thân mình là nhất, luôn thể hiện mình giỏi hoặc đẹp hơn những người xung quanh. Vì thế, những người này sẽ là kẻ thù số 1 với những người còn lại.

Rụt rè, nhút nhát: Bạn thử nghĩ xem trong lúc hội họp hoặc tổ chức các cuộc vui chơi mà sự rụt rè lãng tránh giao tiếp của bạn sẽ vô tình khiến chúng ta trở nên khó gần. Mà chẳng ai lại thích gần gũi với người không hòa đồng, dù không ghét cay ghét đắng nhưng mọi người cũng sẽ phớt lờ bạn.

Thích thể hiện: Nếu không muốn bản thân thành tâm điểm của sự công kích thì chúng ta không nên thể hiện quá mức về sự tài giỏi của bản thân, hoặc tỏ ra thân thiện quá mức mà quên đi sự khách sáo đúng mực, nói nhiều, lấn lướt những người bên cạnh, phô trương… Đây là những việc gây “trái tai gai mắt” và hiển nhiên việc “ma cũ bắt nạt ma mới” là chuyện bình thường.

Người mới nên làm gì?

Môi trường làm việc cũng giống như xã hội bên ngoài, luôn tồn tại những kiểu người khác nhau. Có khi là do bạn thể hiện không đúng cách bị họ ghét hoặc có khi là do chính bản thân họ có thói quen bới móc người khác. Dù là nguyên nhân nào chúng ta hãy làm những điều sau:

Tập trung vào công việc: Khi mới vào thường thì bạn được giao những việc lặt vặt hoặc bị dồn ép làm rất nhiều việc khiến chúng ta mệt mỏi. Nhưng hãy thật bình tĩnh và tập trung giải quyết hết công việc được giao tránh tạo cơ hội cho những người cũ lấy cớ để chỉ trích. Nếu vượt qua được chặng đường này và ngoảnh đầu nhìn lại thì mọi chuyện không quá phức tạp như bạn nghĩ.

Khiêm tốn và biết lắng nghe: Đây là hai đức tính rất dễ tạo thiện cảm với mọi người và tin chắc rằng những người cũ cũng chẳng có lý do nào để ghét bạn hoặc có thì vấn đề cũng thuộc về họ. Cho nên, bạn chẳng cần quan tâm mà hãy cứ tiếp tục công việc và học hỏi những thứ khác quan trọng hơn.

Tích cực tham gia các hoạt động: Hãy tích cực tham gia và nhiệt tình với các buổi tụ họp, vui chơi vì đây là không gian thích hợp để bạn tìm hiểu và hòa nhập với từng người. Chủ động bắt chuyện, hỏi thăm để đồng nghiệp biết rằng bạn cởi mở và cũng rất thân thiện.

Tuyệt chiêu để tránh bị chèn ép

Nhận định đối tượng: Bạn rất dễ cảm nhận thái độ của từng người đối với mình và với những người có khả năng cải thiện mối quan hệ thì hãy cố gắng để thay đổi cách nhìn của họ. Trái lại, với những người không thể hòa nhập thì hãy giảm sự tương tác, né tránh các vấn đề gây tranh cãi và hãy cư xử theo kiểu “nước sông không phạm nước giếng”.

Thể hiện quan điểm cá nhân: Ứng xử thông minh là tập hợp sự mềm mỏng và mức độ cứng rắn khi cần thiết. Hãy lên tiếng tranh luận để đóng góp ý kiến với mọi người nhưng không có nghĩa là bạn thể hiện thái quá mà chỉ nên thảo luận để đưa ra phương án tốt nhất. Nếu sếp và cả đồng nghiệp là những người có xu hướng bắt nạt thì bạn càng tránh né, e dè thì họ càng lấn lướt, do vậy chủ động đàm phán là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân.

Chẳng nơi nào mà lại làm việc dễ dàng và suôn sẻ, đôi khi là một chút khó khăn, thử thách khiến chúng ta trở thành nạn nhân của tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới”. Nhưng đó chỉ là bước khởi đầu vận động cơ thể vì bạn còn phải gặp những áp lực về công việc còn lớn hơn. Nếu không cố gắng vượt qua thì chúng ta sẽ mãi sống trong nỗi sợ hãi của công việc vì những người không đâu.

bookmark_borderKỹ năng trả lời phỏng vấn như thế nào để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng

Việc trải qua một buổi phỏng vấn xin việc chắc chắn luôn là nỗi áp lực tinh thần rất lớn đối với hầu hết các bạn sinh viên mới ra trường khiến các bạn cảm thấy thiếu tự tin hơn khi trả lời các câu hỏi.Tuy nhiên, nếu bạn dành thời gian để rèn luyện những kỹ năng trả lời phỏng vấn một cách nghiêm túc, nó sẽ giúp bạn thể hiện phần trình bày của mình với nhà tuyển dụng một cách tốt nhất.

Ngoài yếu tố về mặt bằng cấp, kinh nghiệm làm việc chuyên môn thì nhà tuyển dụng còn căn cứ vào thái độ và cách ứng xử của bạn trước những câu hỏi mà họ đặt ra để đánh giá năng lực làm việc của bạn. Chính vì thế, nếu bạn quá tự tin rằng những bằng cấp xuất sắc của mình có thể khiến bạn trở thành ứng cử viên ưu tú so với những người còn lại thì có lẽ bạn sẽ bị đánh giá thấp ngay từ vòng phỏng vấn đầu tiên. Do đó, ngay từ trước khi cuộc phỏng vấn diễn ra bạn nên chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng trả lời phỏng vấn như thế nào là hiệu quả nhất nhé!

1. Sự tự tin luôn là điều cần thiết

Dường như mọi người đều cảm thấy rằng, việc phải đối mặt với rất nhiều nhà tuyển dụng trong một buổi phỏng vấn là điều khiến họ cảm thấy lo lắng và giảm đi sự tự tin hơn bình thường. Đó cũng là tâm lý chung của hầu hết những sinh viên mới ra trường khi đặt chân vào phòng phỏng vấn xin việc. Điều đó sẽ góp phần trực tiếp tác động lớn đến suy nghĩ cũng như cách trả lời phỏng vấn của bạn. Vậy làm thế nào để bạn có thể hạn chế được những điều đó?

Có nhiều cách để giúp bạn có được sự tự tin khi tham dự một buổi phỏng vấn tuy nhiên cách đơn giản nhất mà chúng tôi muốn đưa ra như một lời khuyên hữu ích dành cho bạn đó chính là “hãy là chính bạn là được”. Bởi vì, chúng ta luôn mang một suy nghĩ gò bó giữa khoảng cách của nhà tuyển dụng với một ứng viên dự tuyển, cho nên những câu trả lời mà bạn đưa ra sẽ là câu trả lời theo khuôn mẫu, lý thuyết chưa mang tính thuyết phục cao và khiến bạn bộc lộ nhiều khuyết điểm làm giảm độ tự tin. Cho nên, bạn hãy xóa bỏ suy nghĩ đó và trả lời một cách chân thật và thẳng thắn theo những gì bạn nghĩ, điều đó sẽ giúp bạn xóa bỏ sự căng thẳng và lấy lại sự tự tin nhất.

2. Đừng quên sử dụng ngôn ngữ hình thể

Ngôn ngữ hình thể cũng quan trọng không kém với ngôn ngữ lời nói đóng vai trò quan trong trong buổi phỏng vấn xin việc. Sau đây là một số bí kíp nho nhỏ giúp bạn tránh những lỗi cơ bản về ngôn ngữ hình thể để thể hiện phần trình bày của mình một cách tốt nhất như sau:

Thứ nhất, hãy nở một nụ cười thật tươi với một tinh thần lạc quan nhất có thể, hầu như mọi người đều cảm thấy thiện cảm hơn với những nụ cười mở đầu trong các buổi trò chuyện. Thứ hai, giữ thái độ trả lời nghiêm túc, lắng nghe câu hỏi một cách rõ ràng và trước khi trả lời nên lặp lại câu hỏi của nhà tuyển dụng lần nữa để ghi điểm với họ. Thứ ba, bạn nên ngồi thẳng lưng, hai tay để chồng lên nhau, mắt hướng về phía nhà tuyển dụng, không liên tục ngó nghiêng, liếc nhìn xung quanh, không xem đồng hồ thường xuyên bởi vì điều đó thể hiện bạn đang cảm thấy lo sợ hay chán nản với cuộc phỏng vấn này.

3. Luôn luôn khiêm tốn

Sự khiêm tốn luôn là điều cần thiết trong cuộc sống nhất là trong lúc trả lời phỏng vấn xin việc. Nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao những ai luôn tâng bốc quá mức những thành tích mà bạn có trong quá trình đi học hay làm việc trước đó. Điều đó không hề thể hiện bạn là một người phù hợp với vị trí công việc đang ứng tuyển, khiêm tốn một chút không đồng nghĩa là hạ thấp bản thân, mà khiêm tốn ở đây chính là không tự cao quá mức với những gì mình có, hãy thể hiện mình là ứng cử viên phù hợp hơn là một người quá tài giỏi bạn nhé!

4. Đừng quá thụ động chờ đợi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi

Thông thường, khi gần kết thúc buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn rằng “bạn có muốn đặt câu hỏi gì cho họ hay không”, nếu bạn trả lời rằng “không” thì cũng không sao, tuy nhiên nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao sự chủ động của bạn trong buổi phỏng vấn này.

Nếu được hãy đặt câu hỏi ngược lại cho họ ví dụ như: “Công ty có định hướng như thế nào về sự phát triển của nhân viên trong quá trình làm việc?; Nhân viên khi được làm việc với công ty sẽ được có chế độ bảo hiểm như thế nào?…”

Hãy tích cực đặt những câu hỏi về những điều bạn thắc mắc cho nhà tuyển dụng, điều đó sẽ giúp bạn ghi điểm nhiều hơn và nắm được thế chủ động hơn trong cuộc nói chuyện so với việc im lặng và chỉ biết trả lời câu hỏi.

Hy vọng rằng, với một số gợi ý cơ bản của chúng tôi về các kỹ năng trả lời phỏng vấn sẽ giúp bạn có được một cuộc trò chuyện cởi mở và thành công với nhà tuyển dụng trong các buổi phỏng vấn sắp tới bạn nhé!

Chúc bạn có được một cuộc phỏng vấn thành công và đầy hứa hẹn!

bookmark_borderNhững bài hát lấy lại tinh thần giảm căng thẳng khi làm việc

Áp lực công việc là một điều chắc chắn sẽ diễn ra đối với dân văn phòng, công sở nói chung. Chính vì vậy, họ thường tìm đến âm nhạc như một liều thuốc tinh thần hiệu quả để giảm căng thẳng mỗi ngày. Vậy bạn có đoán được họ thường nghe những bài hát lấy lại tinh thần như thế nào hay không?

Tùy vào nhu cầu và sở thích âm nhạc khác nhau, mà mỗi người sẽ có cách lựa chọn những phong cách âm nhạc khác nhau để nghe. Nhưng nếu bạn muốn lựa chọn những bài hát lấy lại tinh thần làm việc xóa bỏ những căng thẳng thường nhật trong công việc, thì tốt nhất nên lựa chọn những bài hát theo phong cách âm nhạc sau đây:

1. Nhạc cổ điển

Theo nghiên cứu thì nhạc cổ điển có tác dụng rất tích cực cho sức khỏe và tâm lý của người nghe. Nhạc cổ điển không những giúp điều hòa tim mạch, huyết áp, hay các hocmorne gây stress. Nếu bạn đang rơi vào trạng thái căng thẳng quá lớn trong công việc, hãy thử băt đầu với một bản Canon In D nổi tiếng nhé, nó sẽ giúp bạn thay đổi tâm trạng ngay từ những nốt nhạc đầu tiên cất lên đấy.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến những giai điệu cổ điển của những soạn nhạc kinh điển như Beethoven hay Mozart để làm liều thuốc chữa lành tâm hồn đang chịu nhiều muộn phiền công việc của bạn. Âm nhạc mang màu sắc cổ điển sẽ giúp bạn hạn chế tỉ lệ kiệt sức khi làm việc môi trường công việc đòi hỏi áp lực cao. Cũng như khi bị bí ý tưởng sáng tạo bạn cũng có thể lắng nghe một bài nhạc cổ điển để nảy ra những ý tưởng hay ho và thú vị hơn trong công việc.

2. Nhạc Baroque thư giãn lý tưởng

Ngoài âm nhạc cổ điển thì nhạc Baroque sẽ giúp cho tất cả các cơ quan trong cơ thể của bạn hoạt động một cách đều đặn hơn bình thường. Với 60 nhịp/ phút khi nghe nhạc Baroque nhịp tim của bạn sẽ chậm hơn, huyết áp được điều tiết một cách ổn định giúp tinh thần của bạn dễ chịu hơn và căng thẳng vì thế cũng giảm đi một cách rõ rệt. Đặc biệt, nếu bạn muốn tìm đến sự yên tĩnh để lấy lại tinh thần làm việc thì nên pha cho mình tách trà và lắng nghe một bản nhạc Baraque sẽ giúp bạn yêu đời và an nhiên hơn hẳn.

Theo nghiên cứu, não người có 4 tần số khác nhau như beta, alpha, theta, và delta. Khác với 3 tần số còn lại tần số sóng Alpha sẽ dao động tư 8 đến 13 Hz mỗi giây, tần số này được xem là tần số giúp con người cảm thấy thư thái, sáng tạo hơn hẳn để bắt tay vào công việc một cách tích cực nhất. Âm nhạc Baroque giống như một liều thuốc đưa con người trở về trạng thái thư giãn tuyệt đối và nâng cao tư duy sáng tạo công việc để xây dựng nên những ý tưởng công việc đột phá nhất.

3. Nhạc không lời

Giữa muôn vàn tiếng ồn chốn công sở, bạn muốn tập trung hoàn toàn cho công việc cũng là một điều không hề dễ dàng. Chính vì vậy, khi lắng nghe một bài nhạc không lời bạn sẽ nâng cao được tinh thần tập trung làm việc và cảm thấy hứng khởi hơn rất nhiều khi tránh xa được sự ô nhiễm tiếng ồn nơi công sở. Gợi ý cho bạn một số bài nhạc không lời mang hiệu quả cao như bản Weightless của Marconi Union đây là một bài hát dễ nghe tạo cảm giác thư thái và dễ chịu khi làm việc.

4. Những bài hát mang giai điệu tươi vui

Những giai điệu tươi vui sẽ giúp bạn lên lại dây cót tinh thần làm việc hiệu quả nhất. Khi bị sếp la mắng, hay áp lực vì công việc chất cao như núi, hãy bỏ ra 3 đến 5 phút để chọn một bài hát có giai điệu vui tươi như một liều thuốc tăng lực giúp bạn vượt dậy tinh thần tràn đầy năng lực của bản thân trong một ngày dài làm việc. Chính vì vậy, những bài hát có giai điệu tươi vui luôn được nhiều người lựa chọn.

5. Những bài hát mà bạn yêu thích

Thật tuyệt, nếu như trong những lúc căng thẳng mệt mỏi nếu được lắng nghe một bài hát mình yêu thích sẽ có phải rất tuyệt vời không nào. Những bài hát này không những giúp bạn tìm lại đam mê động lực làm việc mà còn giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn rất nhiều. Vậy hãy tạo sẵn một danh sách bài hát để có thể nghe bất kỳ lúc nào bạn nhé.

Âm nhạc là một trong những điều tuyệt vời để chữa lành những tổn thương trong tâm hồn con người, Ngoài ra, âm nhạc còn tạo nên những động lực tao lớn giúp chúng ta vượt qua những cám dỗ và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực trong công việc mỗi ngày. Hy vọng rằng, với những gọi ý về những bài hát lấy lại tinh thần sẽ giúp bạn có được những ngày làm việc hứng khởi và tập trung làm việc tốt nhất nhé!

bookmark_borderCó nên nghỉ việc khi chưa có việc mới hay không?

Một công việc không mang lại sự hứng thú và niềm đam mê cho bạn, ngược lại nó chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi hơn. Chính vì vậy, bạn đang bắt đầu thử tìm kiếm một công việc mới, tuy nhiên điều khiến bạn phải khó khăn để đưa ra quyết định cuối cùng là có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới hay không?

Nhiều người tìm kiếm một công việc vì mục đích trang trải về tài chính, số người khác làm việc vì đam mê, số ít còn lại thì lại mong muốn cả hai điều trên. Tuy nhiên, trong công việc rất khó để bạn có thể tìm kiếm được một môi trường phù hợp để có thể giúp bạn tìm thấy đam mê và chu toàn về mặt tài chính. Do đó, không ít người rơi vào hoàn cảnh bế tắc vì suy nghĩ “có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới hay không”.

Phần lớn, mọi người đều muốn sự ổn định lâu dài, vì vậy khi tìm được một công việc tương đối với mức lương tương đối thì họ dường như không dám bước ra khỏi vùng an toàn, mà cứ mãi miết chạy theo vòng xoáy công việc. Thế nhưng, khi bạn phải trải qua những ngày dài sống trong áp lực với tâm trạng chán nản chẳng thể tập trung cho công việc, thì ngay lúc này đây bạn nên suy nghĩ đến việc tìm kiếm một môi trường mới phù hợp với mình hơn.

Vậy có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới hay không?

Đây vốn dĩ là một câu hỏi không dễ trả lời, vì đối với người này công việc đó có thể là tất cả mọi thứ đối với họ, nhưng đối với người khác công việc đó không hề quan trong dù bỏ hay không thì họ vẫn cảm thấy bình thường và không có cảm giác tổn thương. Thế nhưng, chúng tôi khuyên bạn rằng không nên nghỉ việc khi chưa có việc mới, bởi vì điều đó rất dễ khiến bạn rơi vào tình trạng bế tắc hơn.

Lý do không nên nghỉ việc khi chưa có việc mới là gì?

Thứ nhất, thời buổi kinh tế khó khăn, mỗi năm số lượng sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi – Xuất sắc từ các trường đại học danh tiếng ra trường nhưng vẫn không thể tìm được một công việc thích hợp. Mỗi một vị trí trong một văn phòng bạn đều phải cạnh tranh với rất nhiều người mới có được, do đó nếu bạn may mắn tìm được một công việc thì hãy xem như đó là một điều may mắn không phải ai cũng có được. Vì vậy, bạn nên cố gắng chăm chỉ từ những ngày tháng thực tập đầu tiên.

Thứ hai, nếu bạn nghỉ việc giữa chừng sẽ rất khó tìm được một công ty phù hợp. Hầu hết, nhà tuyển dụng luôn đặt ra câu hỏi với ứng viên là “Tại sao bạn lại xin nghỉ việc tại công ty cũ” điều họ cần ở bạn là một câu trả lời thích hợp mà quan trọng nhất là ở công ty hiện tại bạn đang phỏng vấn không có trường hợp tương tự như thế. Tuy nhiên, việc rời bỏ một công ty và tìm đến một công ty khác bao giờ cũng phải nhận được những đánh giá không mấy tích cực khi bạn phỏng vấn một công việc mới.

Thứ ba, nếu điều kiện kinh tế không cho phép, việc bạn nghỉ việc giữa chừng như thế này sẽ khiến nguồn thu nhập của bạn bị mất nếu bạn chỉ có một nguồn thu nhập từ lương. Điều quan trọng hơn là bạn cũng không biết đến khi nào mới tìm được một công việc mới để ổn định được tài chính cá nhân cho bản thân. Vì thế, chúng tôi khuyên bạn nên suy nghĩ thật kỹ về các khía cạnh trên để đưa ra quyết định cuối cùng là có nên nghỉ việc tại công ty cũ hay không?

Một số lời khuyên hữu ích

Chúng ta đều hiểu rằng, có một công việc ổn định là điều không hề dễ dàng, nhưng nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi với những gì đang diễn ra tại công ty cũ, thì có lẽ bạn nên xin nghỉ việc sớm. Thế nhưng, bạn cần phải mất khoảng 3 đến 5 tháng để tìm được một công việc mới, hãy chuẩn bị cho mình một số lương thích hợp để trang trải thời gian đó. Đồng thời, bạn nên chuẩn bị tâm lý và tinh thần thật tốt để trao dồi những điều bổ ích giúp bạn tìm được một công việc mới một cách nhanh chóng.

Mọi quyết định lúc này, hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Chỉ có bạn mới có quyền đưa ra sự lựa chọn phù hợp với bản thân mình. Do đó, nếu có ý định “có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới hay không?” Bạn nên cân nhắc đến nhiều yếu tố khác trong quá trình thất nghiệp và tốt nhất nên tham khảo ý kiến gia đình và bạn bè bạn nhé!

Chúc bạn thành công!

bookmark_borderTại sao nhà tuyển dụng không hồi âm?

Nhận được phản hồi của nhà tuyển dụng là điều mà các ứng viên mong chờ nhất sau mỗi buổi phỏng vấn. Thực tế, không phải lúc nào bạn cũng nhận được những hồi âm sớm mà thay vào đó là phải chờ đợi khá lâu mà nhận được kết quả. Vậy trong những trường hợp này ứng viên cần làm gì? Tại sao nhà tuyển dụng lại không có bất kỳ những phản hồi nào sau buổi phỏng vấn?

Tại sao nhà tuyển dụng không hồi âm?

Bạn không phù hợp với công việc

Lý do đầu tiên mà bạn không nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng đó là bạn đã bị “đánh rớt” vì không phù hợp với vị trí công việc. Thông thường, vì mỗi đợt phỏng vấn thường có rất nhiều ứng viên, nên họ sẽ không có nhiều thời gian để trả lời kết quả cho mỗi người, thay vào đó người phỏng vấn chỉ hồi âm lại cho những bạn đã được chọn.

Họ cần cân nhắc kỹ lưỡng

Tại một số những công ty lớn, có môi trường làm việc tốt, họ chỉ tuyển một vị trí nhưng có đến hàng trăm hồ sơ nộp vào. Do đó, mỗi đợt phỏng vấn sẽ có rất nhiều ứng viên, nên việc cân nhắc để chọn ra những bạn có tố chất phù hợp với công việc đòi hỏi một khoảng thời gian khá lâu. Nhà tuyển dụng phải lựa chọn một cách kỹ lưỡng để tìm ra được một người phù hợp nhất, nếu rơi vào trường hợp này thì bạn phải kiên nhẫn chờ đợi.

Bên cạnh đó, trong quá trình phỏng vấn thì công ty cũng cần thời gian chuẩn bị hồ sơ nhận việc, phòng ban làm việc cho ứng viên hoặc cơ sở vật chất để giúp nhân viên mới có một môi trường làm việc tốt nhất.

Họ quá bận rộn

Bên cạnh tổ chức các buổi phỏng vấn và gửi kết quả cho ứng viên, nhà tuyển dụng còn đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau liên quan đến nhân sự, vì thế họ thường rất bận rộn với lịch trình làm việc dày đặc. Do đó, rủi ro họ quên phản hồi lại cho những ứng viên sau buổi phỏng vấn là khá cao.

Ứng viên cần làm gì khi nhà tuyển dụng không hồi âm?

Liên hệ và hỏi về kết quả

Khi gặp phải trường hợp nhà tuyển dụng “bỏ quên” ứng viên, bạn có thể gửi cho họ một email lịch sự và chuyên nghiệp để hỏi về kết quả của mình. Một email hỏi thăm kết quả rõ ràng và trang trọng, giúp người phỏng vấn cảm thấy hài lòng và vui vẻ phản hồi lại email cho bạn.

Tiêu đề email nên lưu ý ghi đầy đủ thông tin: họ tên, ngày giờ phỏng vấn, vị trí phỏng vấn…giúp công ty nhớ và tìm lại hồ sơ của ứng viên một cách dễ dàng. Hơn thế nữa, trong bất kỳ trường hợp nào, bạn cũng nên thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng đối với nhà tuyển dụng.

Tìm hiểu lý do và khắc phục

Khi ứng viên bị loại đồng nghĩa với việc bạn đã có một buổi phỏng vấn không tốt hoặc trình độ và kỹ năng của bạn không đáp ứng được nhu cầu vị trí công việc. Cho dù, là vì lý do gì thì mỗi ứng viên cũng cần xem xét lại những nguyên nhân khiến bạn bị “trượt” phỏng vấn, chẳng hạn: do mình thiếu tự tin, CV chưa đủ thuyết phục hoặc thiếu các kỹ năng mềm… Qua đó, bạn cần có kế hoạch cải thiện và chuẩn bị tốt cho những cơ hội phỏng vấn tiếp theo.

Gửi một lá thư cảm ơn

Việc gửi một lá thư cảm ơn cũng là cách giúp nhà tuyển dụng không quên bạn sau khi phỏng vấn. Một lá thư cảm ơn với nội dung trang trọng và chuyên nghiệp, giúp bạn sẽ “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng ngay lập tức. Ngoài việc, thể hiện được sự biết ơn, tôn trọng công ty, lá thư cảm ơn từ bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy hài lòng và sẽ không bao giờ quên phản hồi cho bạn khi có kết quả phỏng vấn. Bên cạnh đó, nếu bạn không phù hợp với vị trí công việc hiện tại thì nhà tuyển dụng có thể trao cơ hội làm việc cho bạn ở những lần sau.

Nếu chẳng may bạn không nhận được bất kỳ những phản hồi nào của nhà tuyển dụng thì bạn đừng quá lo lắng, hãy luôn giữ bình tĩnh và xem như đó là một cơ hội trải nghiệm giúp ứng viên có thêm những kinh nghiệm cho những lần phỏng vấn tiếp theo. Biết đâu được, bạn sẽ tìm được một công việc tốt hơn trong tương lai.