MFG có nghĩa là gì? Những điều cần biết về MFG

Nếu bạn là một người tiêu dùng kỹ tính khi mua hàng hoá thì hẳn bạn quan tâm đến các thông tin và thông số trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, thường có khá nhiều thông tin được in trên bao bì cùng với các ký hiệu không phải ai cũng có thể hiểu rõ. Trong bài viết dưới đây, ta sẽ cùng tìm hiểu về MFG – từ ngữ xuất hiện ở sản phẩm ở hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là thực phẩm.

MFG có nghĩa là gì?

MFG là từ viết tắt của Manufacturing, là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình chuyển đổi và tinh chế nguyên liệu thô (gỗ, quặng, sắt, thực phẩm…) thành các sản phẩm cuối cùng như đồ nội thất, kim loại, ô tô, đồ chơi, thực phẩm chế biến… Mục đích của MFG là biến nguyên liệu thô thành những thứ hiệu quả hơn để tăng hiệu quả, thúc đẩy giá trị sản phẩm và biến thành lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Khi bạn tìm thấy MFG được viết trên bao bì sản phẩm, thì lúc này nghĩa của nó là Manufacturing Date – Ngày sản xuất của sản phẩm. Ký hiệu này được dùng để cho người tiêu dùng biết rõ ngày, tháng, năm sản xuất và đồng thời là hạn sử dụng của sản phẩm. MFG thường được in ở nắp hộp hoặc ở đáy bao bì sản phẩm.

Tầm quan trọng của MFG

Nhiều người thường nhầm lẫn MFG và EXP. EXP là từ viết tắt của EXPiry Date – Hạn sử dụng. MFG và EXP thường in cùng một vị trí trên bao bì sản phẩm. Đúng với tên gọi của nó, EXP cho người tiêu dùng biết hạn cuối cùng nên dùng sản phẩm là ngày tháng năm nào. Trong khi đó, MFG giúp cả thương hiệu và người tiêu dùng xác định thời điểm sản phẩm được sản xuất, tăng tính minh bạch và thể hiện được độ tươi, mới của sản phẩm, từ đó người tiêu dùng có thể đánh giá sản phẩm có còn duy hiệu quả hay không.

Đối với một số sản phẩm như dược phẩm và thực phẩm bổ sung, MFG rất quan trọng để xác định tính an toàn và hiệu lực của sản phẩm. MFG giúp nhà sản xuất đảm bảo sản phẩm được bán ra và tiêu thụ trong thời gian an toàn của chúng. Còn người tiêu dùng có thể sử dụng thông tin này để tránh sử dụng sản phẩm đã quá hạn sử và dự đoán chất lượng sản phẩm trong môi trường bảo quản.

Ngoài ra, MFG còn có tính hữu dụng đối với phạm vi bảo hành vì nhiều điều khoản bảo hành của sản phẩm phải dựa trên ngày sản xuất. MFG giúp xác định thời điểm bắt đầu thời hạn bảo hành, đặc biệt đối với các sản phẩm có tuổi thọ hạn chế. Biết về MFG có thể giúp người tiêu dùng hiểu phạm vi bảo hành của họ và đảm bảo họ tận dụng đầy đủ quyền bảo vệ được cung cấp.

Các thuật ngữ liên quan

Để thể hiện thông tin về hạn tiêu dùng trên bao bì sản phẩm, nhà sản xuất có thể sử dụng các từ ngữ, từ viết tắt khác bên cạnh MFG.

Packing Date/ Packed on (Ngày đóng gói): Ngày sản phẩm được đóng gói lần đầu tiên trước khi được phân phối ra thị trường hoặc bán cho người tiêu dùng. Ngày này cho biết thời điểm sản phẩm được chuẩn bị để bán.

EXPiration Date (Ngày hết hạn): Thời điểm mà sau đó sản phẩm không còn lý tưởng để sử dụng hoặc tiêu thụ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm có hạn sử dụng ngắn, dễ hỏng. Chúng cho người tiêu dùng biết thời hạn sử dụng dự kiến.

Best Before Date/Best Before End (Sử dụng tốt nhất trước ngày): Thông tin này xác định thời gian mà sản phẩm còn dùng được trong tình trạng lý tưởng nhất. Sau ngày này, sản phẩm có thể vẫn được sử dụng nhưng chất lượng không còn tốt nhất.

Used By Dated (Sử dụng trước ngày): Là ngày cuối cùng được khuyến khích để tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù sản phẩm vẫn có thể được sử dụng sau ngày đã chỉ định, người tiêu dùng cũng phải biết rằng tính an toàn và chất lượng không còn được đảm bảo.

Ngoài ra, trên bao bì sản phẩm còn có các thông tin khác như:

– POA – Period After Opening (Thời hạn sử dụng kể từ ngày mở nắp): Khoảng thời gian mà sản phẩm vẫn thích hợp để sử dụng sau khi mở bao bì chính khi được bảo quản theo điều kiện ghi trên nhãn. Ký hiệu này được sử dụng cho mỹ phẩm.

– Package Weight (Trọng lượng sản phẩm): Đối với các sản phẩm có trọng lượng nặng, nhà cung cấp thường liệt kê trọng lượng trên bao bì.

– Flammable (Dễ cháy): Thông tin được thể hiện trên bao bì khi sản phẩm có nguy cơ cháy nổ cao để tăng tính an toàn và cẩn thận cho mọi người trong lúc vận chuyển và sử dụng sản phẩm.

– Recyclable (Có thể tái chế): Thường cụm từ này có thể được đi cùng với biểu tượng vòng lặp để thể hiện vật liệu đóng gói có thể tái chế về mặt lý thuyết. Ở một số sản phẩm bạn sẽ thấy có biểu tượng cho thấy phần trăm vật liệu tái chế được đưa vào bao bì.

Posted in 0