Não bộ là một trong những bộ phận quan trọng nhất của con người. Nó có cấu tạo phức tạp và gồm nhiều bộ phận khác nhau. Trong bài viết dưới đây, ta sẽ cùng tìm hiểu về prefrontal cortex là gì, chức năng và cách giúp ta phát triển bộ phận này.
Prefrontal cortex là gì?
Prefrontal cortex có thể được hiểu là phần trước của não, bộ phận chiếm hơn 25% toàn bộ võ não. Prefrontal cortex nằm ở thuỳ trán và kết nối chặt chẽ với hệ thống limbic, một khu vực nằm ở cả hai bên đồi não bao gồm hạch hạt nhân (amygdala), hồi hải mã (hippocampus) và vùng dưới đồi (hypothalamus).
Prefrontal cortex có trách nhiệm về nhận thức, bao gồm xử lý thông tin, tập trung chú ý, ra quyết định, phân tích, phản ứng cảm xúc, ghi nhớ, giải quyết vấn đề…
Người bị kém phát triển, tổn thương hay suy giảm prefrontal cortex có thể dẫn đến rối loạn sức khỏe tâm thần như rối loạn cưỡng lực, tâm thần phân liệt, rối loạn tăng động giảm chú ý và rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
Chức năng của prefrontal cortex
Prefrontal cortex cho phép chúng ta đưa ra những quyết định, cân nhắc thông tin có sẵn và phản ứng với môi trường để kiểm soát hành vi của bản thân. Bên cạnh đó, prefrontal cortex giúp ta hiểu ra mối quan hệ giữa hành động và hậu quả. Thay vì hành động một cách bốc đồng, thiển cận, prefrontal cortex giúp ta chọn làm những gì bạn biết là mang lại lợi ích cho bản thân.
Prefrontal cortex cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tính cách. Nó giúp ta củng cố mục tiêu và giá trị của mình, cho phép ta hành động nhất quán. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động nhận thức như tư duy trừu tượng, lý luận, và khả năng suy nghĩ sáng tạo.
Prefrontal cortex giúp ta hiểu và đáp ứng với các tín hiệu xã hội, cảm xúc của người khác, và các quy tắc xã hội. Điều này rất quan trọng trong việc duy trì các mối quan hệ và tương tác xã hội.
Prefrontal cortex gồm những bộ phận nào?
1. Dorsolateral prefrontal cortex (DLPFC): Dorsolateral prefrontal cortex kết hợp với các vỏ não khác như Anterior Cingulate Cortex (Vùng vành cung vỏ não trước trán) và Parietal cortex (Vỏ não vận động), chịu trách nhiệm cho chức năng điều hành việc lập kế hoạch, trí nhớ ngắn hạn, khả năng nhận thức, chú ý và ức chế.
2. Dorsomedial prefrontal cortex (DMPFC): Bộ phận này chịu trách nhiệm cho các hoạt động não khác nhau, trạng thái tinh thần và cho phép ta đưa ra quyết định kịp thời, phù hợp với các tình huống khác nhau. Dorsomedial prefrontal cortex là phần não giúp ta hình thành phán đoán và ý thức về bản sắc.
3. Ventrolateral prefrontal cortex (VLPFC): VLPFC nhận tín hiệu từ orbitofrontal cortex và các vùng dưới vỏ não, giúp phân tích hành vi và kiểm soát ức chế, liên quan đến khả năng kiểm soát sự thúc đẩy tự nhiên và hành vi chủ đạo của một người. VLPFC cũng sử dụng thông tin này để thiết kế hành vi hướng đến mục tiêu và hỗ trợ ra quyết định.
4. Ventromedial prefrontal cortex (VMPFC): Bộ phận này có chức năng xử lý nỗi sợ hãi và rủi ro, ức chế phản ứng cảm xúc và hỗ trợ ra quyết định và sự tự chủ. VMPFC thu thập thông tin từ các khu vực như thuỳ thái dương, hạch hạnh nhân và hệ thống khứu giác để giúp giải thích tình huống và đưa ra quyết định phù hợp.
5. Orbitofrontal cortex: nằm phía trên hốc mắt, hay còn gọi là Vùng não trán ổ mắt, đóng vai trò điều chỉnh hành vi, kiểm soát sự bốc đồng và phản ứng về mặt cảm xúc như đồng cảm hoặc hung hăng đáp trả.
Làm thế nào để tăng cường prefrontal cortex
Ta hoàn toàn có thể tăng cường và phát triển prefrontal cortex bằng một số bài tập tốt cho chức năng cụ thể của não, chẳng hạn như:
– Học tập và làm việc: Học tập một cái gì đó mới, như ngôn ngữ, nhạc cụ hay kỹ năng nào đó có thể giúp tăng cường prefrontal cortex. Khi ta học tập hay làm việc, hoạt động này đẩy não ta ra khỏi vùng thoải mái và buộc nó phải thích nghi với việc hiểu và ghép nối các thông tin mới.
– Chơi trò chơi: Các loại trò chơi về chữ, ghi nhớ và câu đố là những cách hiệu quả để tăng cường prefrontal cortex. Chúng khuyến khích tính dẻo của não, khả năng tạo ra và củng cố mối liên kết của não.
– Học toán: Giải các bài toán với độ khó tăng dần giúp rèn luyện não bộ của ta. Các bài toán thúc đẩy não bộ sử dụng logic, kỹ năng và thử nghiệm để đưa ra kết luận đúng nhất.
– Nấu ăn: Có thể nói nấu ăn là hoạt động sử dụng nhiều vùng não, bao gồm nhiều giác quan. Khi ta nấu ăn, ta phải phối hợp mắt, tay, sự tập trung, ghi nhớ cũng như khả năng làm nhiều việc cùng một lúc. Sự phối hợp này đều rất tốt cho prefrontal cortex của ta.